Được thiết kế bởi Sturgess Architecture, kết cấu bởi Jones
Christoffersen. Glacier Skywalk chính thức mở cửa cho công chúng vào tháng 5,
năm 2014.
Lối đi bộ trên không Glacier Skywalk |
Với lối kiến trúc
và kết cấu độc đáo, táo bạo của mình, đã kết nối sự hùng vĩ của dãy núi với hệ
sinh thái hoang dã trong công viên quốc gia Jasper ở Canada, Glacier Skywalk tạo ra một góc nhìn hoàn
toàn khác để quan sát và chiêm ngưỡng các dãy băng trôi Athabasca và hệ sinh
thái của vùng đất thung lũng Sunwapta.
Ở vị trí trung tâm của công viên quốc gia Jasper,
công trình được đặt ở vị trí có thể bao quát được toàn bộ công viên và khung
cảnh thiên nhiên xung quanh, không chỉ phục vụ cho khách du lịch, mà còn giúp
cho các nghiên cứu sinh của các ngành sinh vật học muốn tìm hiểu về hệ sinh
thái cũng như sự hoạt động của các dòng sông băng có được một cái nhìn bao quát
và rộng mở hơn.
Lấy ý tưởng là một
tấm thảm dọc theo sườn đồi, kiến trúc sư thiết kế muốn tạo một lối đi dọc theo
dãy núi với hệ thống lan can thép làm hàng rào bảo vệ, các điểm nhấn của công
trình là những nơi dừng chân, được bố trí xuyên suốt chiều dài công trình
Lối đi dọc sườn núi được bảo vệ bằng lan can thép Corten |
Vì tính đặc thù của công trình phải có đầu thừa và
vươn ra không gian bên ngoài, một dạng console điển hình, để giảm đi số liên kết và lực cục bộ
tác dụng vào các điểm, đồng thời tạo ra vẻ đẹp thẩm mỹ cao hơn, người thiết kế
đã sử dụng dạng vòng cung thay vì hình chữ nhật cho phần vươn ra ngoài của công
trình.
Có tổng chiều dài tương đối lớn (450m), bắt đầu từ
khu vực dốc thẳng đứng, kéo dài theo đường mòn và kết thúc bằng một kết cấu
console có độ vươn 30m kể từ mặt đá. Thép với ưu điểm cường độ cao và dẻo dai là vật liệu chịu
lực của công trình. Tuy nhiên thép có đặc tính dễ bị phá hoại bởi tác động của
môi trường, đặc biệt đây là công trình hoàn toàn chịu ảnh hưởng của thời tiết,
vấn đề này càng phải xem xét kỹ lưỡng. Để giải quyết vấn đề này, thay vì phải
dùng lớp sơn bảo vệ trong điều kiện thi công khó khăn và phải bảo dưỡng trong
thời gian định kỳ, công ty xây dựng PCL đã sử dụng loại thép hợp kim không bị ảnh
hưởng của môi trường tác động - thép Corten.
Hệ thống chịu lực chính được làm bằng thép kháng thời tiết |
Vật liệu thép Corten có tính kháng thời tiết, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường |
Để giảm đi sự thô
cứng, lối đi của công trình phía bên ngoài sử dụng thêm hệ thống các tấm
kính cường lực với độ cao 280m so với mặt đất, làm để tăng thêm vẻ đẹp và
tạo ra một tầm nhìn tốt hơn về hướng mặt đất.
“Chúng tôi muốn
trao cho mọi người cơ hội rời khỏi chiếc xe của mình, khám phá vẻ đẹp hùng vĩ
của thiên nhiên bằng cách thật riêng biệt”, đó là những lời của kiến trúc sư
Sturgess về công trình của mình, cũng chính là thông điệp công trình mang lại
cho chúng ta.
Để đảm bảo an toàn cho
hệ console kết cấu thép, ngoài hệ
thống chịu lực chính, công trình còn sử dụng hệ thống các thanh giằng và hệ
thống cáp được dấu ẩn vào các thanh thép để tham gia chịu lực cùng với kết cấu
chính của công trình.
Tại vị trí gần lối vào của công trình “Glacier
Skywalk”, người thiết kế còn tạo ra một công trình phụ có hình dáng mang hình tảng
băng, với vật liệu là các túp lều gỗ, giải thích sự hình thành của thung lũng
nơi đây bởi các dòng sông băng.
Những loại vật
liệu được lựa chọn để sử dụng trong công trình không những để chịu lực, mà còn
mang ý nghĩa biểu tượng cho vùng đất này: thép tượng trưng cho những tảng đá,
dãy núi; kính, tượng trưng cho các tảng băng; và gỗ, tượng trưng cho cây xanh
và hệ sinh thái.
Đây là một công trình
được xây dựng trong vùng thiên nhiên đặc thù của Canada, trong quá trình hình
thành cũng gặp không ít những phản đối về những mối nguy cơ phá hủy sự cân bằng
sinh thái nơi đây. Tuy nhiên với mục đích và ý tưởng về một công trình có thể
mang con người đến gần và hòa hợp hơn với tự nhiên, công trình đã có thể vượt
qua những khó khăn đó và hoàn thành để là một trong những công trình nổi tiếng
và độc đáo cho đất nước Canada và thế giới.